Hotline: 0919288012Địa chỉ: Số 450 Nguyên Tử Lực, Phường 8, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
logo
Vận chuyển toàn quốc

Vận chuyển toàn quốc

100% Miễn phí

Hỗ trợ 24/7

Hỗ trợ 24/7

0919 288 012

Vận chuyển toàn quốc

Vận chuyển toàn quốc

100% Miễn phí

Vườn rau thủy canh xuất khẩu của nông dân Lâm Đồng

Vườn rau thủy canh dưới chân núi Langbiang của gia đình ông Tô Quang Dũng cho thu hoạch đều đặn, đáp ứng nguồn hàng xuất khẩu cả trăm tấn sang thị trường Hàn Quốc.

Trên diện tích 3ha tại xã Đạ Sar (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) gia đình ông Tô Quang Dũng thực hiện mô hình rau thủy canh và sản xuất các loại rau ăn lá, ăn quả. 

Trong nhà kính công nghệ cao, ông Tô Quang Dũng dành 1,5ha thực hiện mô hình rau thủy canh tiêu chuẩn VietGAP để xuất khẩu sang Hàn Quốc. 

Chủ trang trại cho hay, cuối 2015, sau khi tham khảo mô hình rau thủy canh ở Malaysia, ông nhận thấy có thể phát triển mô hình ở Việt Nam nên đã mở vườn ở Đà Lạt và Lạc Dương (Lâm Đồng) để thực hiện. "Thời gian đó, mọi thứ còn mới mẻ nên việc phát triển rau thủy canh gặp rất nhiều khó khăn. Ban đầu là vật tư như hệ thống máng trồng, phân bón, giống... đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Khi rau đến kỳ thu hoạch thì vấn đề đầu ra cũng nan giải", ông Tô Quang Dũng chia sẻ và cho biết thêm, hiện nay ông đã thành lập Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc để đáp ứng việc sản xuất, mở rộng thị trường.

Hiện tại, ông Dũng đang sản xuất 2 giống rau xà lách Crispenya và Crispyano (người dân Đà Lạt thường gọi là xà lách thủy tinh). 

Để chủ động sản xuất, ông Dũng nhập khẩu hạt giống từ châu Âu rồi tổ chức ươm tại vườn. Khi cây giống đạt tiêu chuẩn thì tách khỏi khay ươm và cho vào hệ thống giàn thủy canh.

Xà lách Crispenya và Crispyano trồng trong khoảng từ 30 đến 35 ngày có thể thu hoạch nên mỗi năm, vườn rau thủy canh của gia đình ông Dũng có thể thực hiện lên đến 11 vụ.

"Chúng tôi xuất khẩu sang Hàn Quốc từ năm 2016 và đến nay vẫn tiếp tục duy trì với thị trường này. Sắp tới công ty sẽ thâm nhập vào thị trường Nhật Bản và Singapore",
Ông Tô Quang Dũng, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc cho biết.

Hiện chi phí đầu tư cho 1.000m2 vườn rau thủy canh vào khoảng 250-270 triệu đồng. Chi phí này chưa bao gồm hệ thống nhà kính công nghệ cao.

Sau mỗi vụ rau, hệ thống máng trồng (giàn) được xử lý, làm sạch để trồng lứa rau khác. "Chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng một lần đầu tư có thể sản xuất nhiều năm", ông Dũng chia sẻ.  

Nguồn nước cho khu vườn rau thủy canh 1,5ha được cung cấp bởi giếng khoan thông qua hệ thống bể chứa nhỏ, bồn, đường ống. 

Các khoáng chất được pha vào nước theo tỉ lệ nhất định và bơm đến các máng trồng. 

Với 1,5ha, mỗi năm, sản lượng rau thủy canh của Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc lên đến hàng trăm tấn. Sản phẩm rau thủy canh của công ty đang được tiêu thụ bởi đối tác Hàn Quốc và các hệ thống siêu thị trong nước.

Ông Dũng cho hay, trong thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay, công ty xuất khẩu sang Hàn Quốc khoảng 100 tấn rau. 

Hiện, ông Dũng đang đầu tư các trang thiết bị hiện đại để sơ chế, đóng gói sản phẩm. Đặc biệt đầu tư hệ thống làm lạnh xuyên tâm để giữ độ tươi ngon cho rau trong thời gian dài. 

Nguồn: Báo Nông Nghiệp - https://nongnghiep.vn/